Staking Là Gì? Phân Loại Staking Và Các Lợi Ích Mà Người Tham Gia Nhận Được

Staking là gì?

Staking cũng giống như gửi tiền vào ngân hàng. Khi tham gia stake, người dùng sẽ khoá hoặc giữ token trong ví tiền điện tử để tham gia vào việc duy trì hoạt động của hệ thống blockchain dựa trên Proof of Stake (PoS) trong một khoảng thời gian nhất định để nhận phần thưởng (phụ thuộc vào lượng coin và thời lượng stake).

Proof of Stake là một biến thể tương đối mới của giao thức đồng thuận nhằm mục đích tăng cường bảo mật mạng. Cơ chế hoạt động của PoS là tạo ra các block mới để thêm vào blockchain. Sau đó, các block này sẽ được đặt bởi những người nắm giữ một số lượng coin để xác thực một giao dịch mới trên nền tảng. Từ đó, những ai tham gia PoS sẽ được nhận phần thường, bao gồm phần thưởng block và phí giao dịch cho các đóng góp của họ.

Ý chính cần nắm trong bài:

  • Staking là một khái niệm mới trong không gian tiền điện tử, cho phép mọi người mở rộng các khoản vay và kiếm phần thưởng bằng cách sử dụng token tiền điện tử.
  • Hiện nay có hai phương thức staking phổ biến là staking trong cơ chế đồng thuận PoS và staking nhận phần thưởng.
  • Bằng cách khoá tiền điện tử trong việc stake, staker có thể tác động đến thị trường crypto.

Phân loại Staking

Hiện nay có hai phương thức staking phổ biến được nhiều đầu tư biết đến là staking trong cơ chế đồng thuận PoS và staking nhận phần thưởng.

Staking trong cơ chế đồng thuận PoS

Trong cơ chế PoS, bạn cần stake coin hoặc token để đảm bảo, chứng minh năng lực xử lý giao dịch và tạo block của mình. Từ đó, bạn sẽ được nhận lại phần thưởng cho hoạt động xác minh giao dịch. Dạng staking này được thực hiện và tác động trực tiếp đến mạng lưới blockchain.

Ví dụ: Staking PoS coin trong các dự án blockchain platform như TomoChain, IOST, WAX, TRX, …

Staking để nhận Reward

Ở hình thức này, các nhà đầu tư sẽ dùng token mà họ sở hữu để stake lại vào trong hệ sinh thái của dự án và nhận phần thưởng (thường là phí giao dịch hoặc coin/token của dự án). Dạng staking này không trực tiếp tham gia vào việc xác thực các giao dịch hay bất cứ nhiệm vụ gì liên quan tới các hoạt động trong network nhưng nó vẫn được gọi là staking. Mặc dù trên thực tế, nó mang ý nghĩa giống lock nhiều hơn.

Ví dụ: Staking nhận phần thưởng trên các sàn giao dịch như Binance, Coinbase, Bitfinex, … hoặc PancakeSwap, Uniswap, …

Lợi ích của Staking

Đối với Staker

Đầu tiên, Coinlympus sẽ nêu ra cho các bạn một số lợi ích mà các staker nhận được khi khai thác với cơ chế staking:

  • Giảm chi phí đầu tư: Để staking coin, bạn không cần tiêu tốn quá nhiều điện và đầu tư các thiết bị máy móc đắt tiền, tốn kém như GPU hay ASIC;
  • Thu nhập thụ động: Thay vì việc để nguyên số coin nhàn rỗi trên các sàn giao dịch, bạn có thể stake để có thể kiếm thêm lợi nhuận;
  • Tính đơn giản: Staking không yêu cầu bạn phải hiểu biết về các thuật toán máy tính phức tạp hay các vận hành máy móc như mining. Tất cả những gì bạn cần làm là mua coin hoặc token và bỏ nó vào ví để stake;
  • Không cần kết nối Internet: Staking có thể được thực hiện mà không cần truy cập vào internet, hình thức này được gọi là “Cold Staking”;
  • Đảm bảo thanh toán: Đánh giá thị trường của một đồng coin tăng lên đồng nghĩa với việc giá trị của đồng coin bạn stake cũng sẽ tăng theo. Do đó, việc stake tiền điện tử sẽ cung cấp cho bạn một khoảng lãi thu nhập được đảm bảo và có thể dự đoán được theo thời gian.

Đối với các dự án

Tiếp theo sẽ là lợi ích của việc staking đối với các dự án:

  • Tính phi tập trung: Staking trong PoS là hình thức để các blockchain nền tảng tạo tính phi tập trung cho network của chúng. Quyền lực và sức mạnh của network lúc này sẽ được chia cho những người tham gia (Node, Masternodes, …)
  • Có thể mở rộng: Các giao thức PoS cho phép khả năng mở rộng tốt hơn, nó đã được chứng minh bằng thông lượng giao dịch cao hơn và chi phí thấp hơn, cung cấp bởi các blockchain như Solana, EOS, Cardano,…
  • Độ an toàn cao: Để thực hiện một cuộc tấn công, các hacker phải nắm giữ sức mạnh 51% của mạng lưới, tức là hacker phải mua lại hơn 50% số coin đang lưu hành trên thị trường. Trên thực thế, rất khó để xuất hiện các hacker đủ khả năng để mua một lượng lớn coin như vậy.

Hướng dẫn Stake coin tiềm năng & nổi bật

Sau đây, Coinlympus sẽ giới thiệu cũng như hướng dẫn cho các bạn một số cách stake coin nổi bật mà bạn cần phải biết.

Staking NEAR

NEAR (NEAR Protocol) là một mạng lưới blockchain có thể mở rộng, được thiết kế nhằm cung cấp hiệu suất và trải nghiệm người dùng cần thiết từ đó thu hẹp khoảng cách đối với việc áp dụng chính thống các ứng dụng phi tập trung. Bên cạnh đó, NEAR được xây dựng với chủ đích giúp tối ưu trải nghiệm của cả nhà phát triển và người dùng trong khi vẫn cung cấp được khả năng mở rộng và bảo mật cần thiết để bảo vệ các user. Nền tảng này có token là NEAR dùng để thanh toán phí giao dịch mạng.

Hiện tại, NEAR đã ra mắt chính thức mainnet của mình, nên các bạn có thể stake token Near ngay chính trang chủ của dự án.

Bước 1: Đầu tiên, các bạn cần phải chuẩn bị sẵn ví NEAR đã có một lượng token nhất định để có thể stake. Nếu chưa có NEAR thì bạn phải mua trên các sàn giao dịch tiền điện tử sau đó chuyển token NEAR về địa chỉ ví để bắt đầu stake.

Bước 2: Tại trang chủ của NEAR, bạn bấm vào Staking.

Sau đó chọn Stake My Tokens.

Bước 3: Chọn Validator -> chọn Select.

Lưu ý: Bạn nên chọn các Validator chính thức của NEAR như Stakin, StakeSabai, OpenShards, Anonstake, Chorus One, FreshNEARs, LunaNova, Certus One, Zavodil Node, BlockDaemon để đảm bảo an toàn cho tài sản.

Bước 4: Chọn Stake With Validator để xác nhận.

Bước 5: Sau khi chọn xong Valaidator, bạn tiến hành nhập số lượng token NEAR mà mình muốn stake vào.
Sau đó, chọn Submit Stake là bạn đã hoàn thành quá trình Stake NEAR.

Staking SOL

Solana (SOL) là một network blockchain dựa trên giao thức PoS, cho phép xây dựng một ứng dụng tiền điện tử có thể mở rộng quy mô. Để giải quyết vấn đề về tốc độ mạng và khả năng mở rộng, SOL còn sử dụng thêm giao thức mới có tên là Proof of History (PoH), giúp xác minh các giao dịch và có thể xử lý 50.000 giao dịch mỗi giây. Ngoài ra, nền tảng này có một token là SOL được sử dụng để thanh toán phí giao dịch.

Để staking SOL các bạn thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Các bạn phải chuẩn bị ví của SOL là SolFlare có sẵn token SOL trong ví hoặc các bạn có thể mua SOL trên các sàn giao dịch tiền điện tử. Sau đó, chuyển SOL về ví SolFlare để bắt đầu stake.

Bước 2: Truy cập vào trang web https://solflare.com/staking -> chọn Start Staking.

Bước 3: Nhập số lượng token SOL mà bạn muốn staking -> chọn Validator để uỷ quyền số SOL của bạn và kiếm lợi nhuận. Sau đó, bạn bấm vào Stake là đã có thể thực hiện staking SOL thành công.

Staking ADA

Cardano (ADA) là một dự án blockchain, đồng thời cũng là một đồng tiền mã hoá phân quyền dựa trên nền tảng mã nguồn mở hoàn toàn, được xây dựng nhằm mục đích thực hiện các giao dịch rẻ hơn, nhanh hơn và nhiều hơn về số lượng.

Đặc biệt, sự xuất hiện của giai đoạn Shelley thực hiện staking trên blockchain đã mang lại một kỷ nguyên mới cho cả mạng và người dùng của Cardano. Sau đây sẽ là các cách để bạn có thể staking ADA trên Cardano:

Bước 1: Cũng giống như các token trên, các bạn phải chuẩn bị ví trên sàn có sẵn token ADA. Tuy nhiên, ADA có thể được lưu trữ trong 2 loại ví là Daedalus (phù hợp với những ai có số lượng ADA lớn) và YOROI (phù hợp với những ai muốn lướt sóng). Bên cạnh đó, nếu bạn không có sẵn token ADA trong ví, bạn sẽ phải mua coin trên các sàn giao dịch tiền điện tử để chuyển vào ví Daedalus để bắt đầu staking.

Bước 2: Sau khi ví đã có ADA, bạn chọn vào biểu tượng ở giữa trong menu bên trái -> chọn Stake pools để uỷ quyền ADA. Tiếp theo bạn chọn nhóm mà bạn sẽ uỷ quyền hoặc stake ADA của mình cho họ.

Bước 3: Nếu bạn đồng ý, chọn Delegate to this pool.

Bước 4: Hãy chọn vào Continue (Tiếp theo) cho đến khi bạn gặp thông báo chọn ví để staking. Sau đó, bạn sẽ chọn ví mà mình vừa tạo lúc đầu.

Bước 5: Bạn chọn nhóm cổ phần mà bạn muốn, kiểm tra kỹ mã đánh dấu của nhóm và chọn Continue. Sau đó, bạn phải nhập mật khẩu của ví và chờ khoảng 10 giây. Bước này bạn sẽ mất một khoản phí nhỏ để thực hiện. Như vậy, là bạn đã stake ADA thành công.

Hướng dẫn stake trên sàn Binance

Chỉ cần có tài khoản của sàn giao dịch Binance là bạn đã có thể thực hiện việc staking trên sàn. Hiện nay trên Binance đang có 2 hình thức Stake để lựa chọn:

  • Locked Staking: Hay còn được gọi là “Staking cố định” là quá trình khoá tài sản kỹ thuật số trên blockchain PoS trong một khoảng thời gian nhất định;
  • Staking DeFI: Đây là một đường tắt giúp các bạn tiếp cận với các sản phẩm DeFi một cách đơn giản nhất. Lợi nhuận từ hình thức này mang lại sẽ cao hơn Locked Staking vì nhờ vào các sản phẩm DeFi có lãi suất cao. Tuy nhiên, lợi nhuận cao sẽ đi kèm với rủi ro cao. Do đó, nếu muốn tham gia vào hình thức này, bạn phải hiểu rõ về DeFi.

Dưới đây là các bước tham gia Locked Staking.

Bước 1: Trước tiên các bạn truy cập vào trang web https://www.binance.com để tạo tài khoản sàn Binance. Sau đó, tại trang chủ, chọn Tài chính -> Staking.

Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn đồng coin mà mình muốn Stake -> chu kỳ lock -> Stake now.

Bước 3: Nhập số lượng bạn muốn Stake -> Tích vào ô “I have read and agree to Binance Staking Service Agreement” -> chọn Xác nhận là bạn đã hoàn tất stake.

Hướng dẫn Stake trên sàn FTX

Stake FTT trên sàn FTX đem lại nhiều lợi ích như:

  • Nhận được vé tham gia các dự án IEO (trong một số trường hợp sẽ cần thêm điều kiện đó là volume giao dịch);
  • Được miễn phí khi chuyển token ERC-20;
  • Được trả chi phí giới thiệu nhiều hơn nếu giới thiệu cho người nhiều dùng khác;
  • Nhận được Airdrop trong tương lai;
  • Nhận được FTX Swag;
  • Nhận được nhiều vote hơn trong việc quản trị.

Dưới đây là các bước stake trên sàn FTX:

Bước 1: Các bạn truy cập vào trang web https://ftx.com để đăng ký tài khoản. Sau đó, chọn Markets trên thanh công cụ và chọn cặp FTT mà bạn muốn.

Bước 2: Sau đó, các bạn chọn mục FTT trên thanh công cụ.

Bước 3: Kéo xuống mục FTT Staking -> chọn Stake.

Bước 4: Cuối cùng, bạn chỉ cần nhập số tiền mà bạn muốn stake -> Chọn Stake là hoàn thành xong.

Các rủi ro khi Staking

Bên cạnh những lợi ích, hình thức Staking coin còn đem lại những rủi ro sau đây:

Rủi ro thị trường

Một trong những rủi ro lớn nhất đối với việc stake coin là sự biến động và giá của đồng coin đó có thể tụt dốc không phanh. Vì vậy, nếu bạn quyết định stake, hãy lựa chọn coin mong muốn.

Rủi ro thanh khoản

Không có gì đảm bảo rằng bạn có thể chuyển đổi đồng coin trở lại thành tiền mặt hoặc các đồng tiền khác vì nó phụ thuộc vào nhu cầu và nguồn cung. Do đó, nó có thể ảnh hưởng đến các loại coin có tính thanh khoản thấp trên các sàn giao dịch. Mức thanh khoản thấp có nghĩa là sự biến động của thị trường đang hiện hữu khiến giá tiền điện tử tăng đột biến.

Thời gian khoá stake

Một số tài sản sẽ đi kèm với các khoảng thời gian bị khoá mà bạn không thể truy cập được. Nếu giá tài sản stake của bạn giảm đáng kể trong thời gian bị khoá và bạn không thể huỷ bỏ, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến số tiền mà bạn đang nắm giữ.

Thời gian nhận thưởng

Tương tự với thời gian khoá, một số stake coin không trả phần thưởng stake mỗi ngày. Nghĩa là các nhà đầu tư phải đợi một khoảng thời gian để có thể nhận phần thưởng. Ngoài ra, tỷ lệ lợi nhuận của phần thường stake cũng không phải lúc nào cũng được đảm bảo, và nó có thể thay đổi theo thời gian.

Dự án thất bại

Trước khi bỏ tiền vào bất kỳ dự án nào, bạn cần đảm bảo rằng bạn hiểu rõ về dự án và những rủi ro. Nếu bạn chọn phải dự án gặp trở ngại và dừng hoạt động, bạn sẽ mất hết tất cả số coin mà bạn stake.

Nắm giữ tối thiểu

Hầu hết các dự án đều yêu cầu bạn khoá tài sản của mình ở mức tối thiểu để nhận được phần thưởng. Vì vậy, đó là lý do tại sao bạn nên đọc các điều khoản và điều kiện rõ ràng trước khi đăng ký. Quan trọng là bạn không được khoá nhiều hơn số tiền mà bạn có thể chi trả, bất chấp mức nắm giữ tối thiểu vì bạn có nguy cơ sẽ mất hết tất cả.

Mất mát và trộm cắp

Luôn có khả năng bạn bị mất khóa riêng của ví hoặc tiền bị đánh cắp, nếu bạn không chú ý đúng mức đến bảo mật. Vì vậy, bất kể bạn đang stake hay hodl, bạn phải sao lưu ví và khóa riêng để lưu trữ tài sản kỹ thuật số an toàn. Hơn nữa, bạn nên stake bằng cách sử dụng các sàn mà bạn có quyền nắm giữ các khóa cá nhân thay vì sử dụng các nền tảng có bên thứ ba giám sát tài sản của người dùng.

Tác động của staking tới coin

Staking có thể tác động đến nguồn cung và lưu thông của coin. Khi lượng coin mang đi stake, nó sẽ bị khoá trong một khoảng thời gian, có nghĩa là số coin này sẽ không thể mua hay bán trên thị trường tiền điện tử. Vì vậy, nó khiến cho lượng coin trên thị trường giảm đi, dẫn đến giá của đồng coin đó sẽ tăng cao.

Lấy ví dụ cụ thể như với đồng TOMO:

  • Ngày 10/12/2018, TomoChain công bố chương trình ứng viên chạy Masternode.
  • Ngày 14/12/2018: TomoChain chính thức ra mắt mainnet và cho phép các Masternode stake đồng TOMO coin;
  • Hiện nay, đang có hơn 40,000,000 TOMO (chiếm 65% tổng lưu thông trên thị trường) đang được stake để tham gia vào giao thức PoSV, khiến giá TOMO tăng tới 300% trong khoảng thời gian từ lúc bắt đầu cho phép staking.

Các thông số cần lưu ý khi Stake coin

Có một số điều cần lưu ý khi bạn tham gia vào Stake coin:

Lạm phát

Được tính dựa trên tỉ lệ coin mới sinh ra so với lượng coin đang được lưu hành trên thị trường. Thị trường tiền điện tử cũng giống như thị trường tài chính truyền thống, luôn sẽ có một lượng tiền điện tử mới được sinh ra đưa vào thị trường dẫn đến hiện tượng lạm phát, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường.

Thời gian lock

Đây là khoảng thời gian mà số tiền của bạn bị khoá và bạn sẽ không thể sử dụng tài sản kỹ thuật số của mình để giao dịch. Khoảng thời gian này sẽ do bạn chọn ban đầu trước khi chấp nhận stake. Có các khoảng thời gian như 1 tháng, 3 tháng, 1 năm, … và sau khi hết thời gian thì bạn mới có thể nhận lại số tiền đã tham gia cộng với phần thưởng stake.

Thời gian unlock

Thông thường, bạn vẫn có thể staking trước khi hết thời hạn quy định, bằng cách sử dụng chức năng unstake. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể nhận lại liền số tiền đã unstake, mà phải đợi một khoảng thời gian từ 7 ngày trở lên. Tuy nhiên, việc unstake đột ngột có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của network. Do đó, quy tắc này được đặt ra để giảm thiểu rủi ro và giúp hệ thống có thời gian xử lý.

Lãi suất staking

Lãi suất là tỷ lệ lợi nhuận sau khi kết thúc thời gian staking. Lãi suất càng cao thì số lượng coin các bạn nhận được sau khi stake sẽ càng lớn.

Số lượng tối thiểu để tham gia vào stake

Muốn bắt đầu tham gia staking, bạn phải đáp ứng tối thiểu số lượng coin mà dự án yêu cầu. Số lượng sẽ khác nhau, tuỳ vào từng dự án.

Độ tuổi coin

Đây là thuật ngữ chỉ khoảng thời gian mà coin được đem vào stake cho đến lúc nó có thể tham gia vào việc staking chính thức và có thể bắt đầu sinh lời. Tuỳ vào từng dự án thời gian có thể khác nhau.

Weight

Giá trị weight càng cao, đồng nghĩa với số lượng coin càng lớn và thời gian tham gia vào stake càng lâu. Từ đó, khả năng giành được quyền xử lý giao dịch và tạo block càng lớn. Kết quả là phần thưởng bạn nhận được sẽ càng nhiều.

Cách tối ưu lợi nhuận khi Staking

Trước khi muốn staking đạt được hiệu quả cao, các bạn nhớ đọc kỹ các thông số ảnh hưởng trực tiếp đến việc stake mà Coinlympus đã kể trên để có thể biết được cách điều chỉnh các chỉ số, sao cho thu được nhiều phần thưởng và lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh đó, Coinlympus cũng sẽ chỉ cho các bạn 2 cách thức để có thể tối ưu lợi nhuận khi staking.

Xác định phương pháp phù hợp

Đối với những người có số lượng coin nhỏ (không đủ làm Node hoặc Masternode), tốt nhất, bạn nên tham gia voting hoặc staking vào những Node có sẵn. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng nhận phần thưởng từ các Node.

Ngoài ra, đối với những người có số lượng coin lớn, bạn có thể áp dụng phương pháp như trên nếu muốn linh hoạt trong việc khoá coin. Tuy nhiên, bạn có thể ứng cử làm Node hoặc Masternode để có thể tham gia xử lý và tạo block. Phương thức này cũng giúp cho các staker có nhiều phần thưởng hơn. Do đó, yêu cầu về việc cài đặt và kết nối phần cứng cũng cao hơn. Thông thường, những nhà đầu tư này sẽ đầu tư máy tính với VPS riêng để staking.

Đặc biệt, để chọn một đồng coin staking hiệu quả và an toàn, bạn cần dành thời gian và công sức để nghiên cứu về dự án, cũng như tính thanh khoản, lợi nhuận của đồng coin mà bạn sắp stake.

Các bước thực hiện

Với hai hình thức trên, các bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Chọn coin để staking;
  • Bước 2: Set cấu hình ví hoặc cấu hình máy tính để staking;
  • Bước 3: Nạp coin vào ví hoặc sàn giao dịch;
  • Bước 4: Chờ đợi coin “chín mùi” rồi nhận lãi.

Nên nhớ để tối ưu việc nhận lợi nhuận, bạn cần phải chú ý đến các thông số mà Coinlympus để nêu ra ở trên.

Các coin staking có lợi nhuận nhất ở thời điểm hiện tại

Việc lựa chọn đồng coin nào để stake là việc rất quan trọng. Thông thường, điều này có thể bị ảnh hưởng bởi lợi nhuận cũng như chức năng và kỳ vọng phát triển của blockchain của đồng coin đó. Hơn nữa, quan trọng là bạn cần phải biết liệu tiền stake của bạn có khoá thời gian hay không.

Tóm lại, các đồng coin PoS tốt nhất hiện nay để stake là ADA, ETH, SOL, DOT, BNB.

Cardano (ADA)

Cardano là nền tảng blockchain PoS đầu tiên, được thành lập dựa trên nghiên cứu được đánh giá ngang hàng. Hệ thống này nhằm mục đích xây dựng một tương lai bền vững để giúp các nhà đầu tư làm việc với nhau tốt hơn và tin nhau lẫn nhau.

Bên cạnh đó, trong stake không có thời gian khoá nào được chỉ định cho việc stake ADA. Vì thế, người dùng có thể huỷ stake bất cứ lúc nào.

Khi điều hành một nhóm staking pool, nếu bạn stake nhiều ADA, bạn sẽ được nhận nhiều phần thưởng hơn. Đặc biệt, cho đến nay đã có hơn 13,8 tỷ ADA được dùng để làm phần thưởng staking cho những người tham gia stake ADA.

Ethereum (ETH)

Ethereum là loại tiền điện tử đầu tiên có blockchain lập trình mà các nhà phát triển có thể sử dụng để tạo ra ứng dụng. Khoảng thời gian đầu, ETH sử dụng giao thức PoW là chủ yếu. Tuy nhiên, gần đây nó đang chuyển dần sang mô hình PoS, đồng thời áp dụng Sharding nhằm mục đích nâng cao tốc độ xử lý giao dịch của Ethereum.

Solano (SOL)

Solano là một blockchain được thiết kế để có khả năng mở rộng, vì nó cung cấp các giao dịch nhanh chóng với chi phí thấp mà không cần áp dụng các giải pháp phức tạp như Sharding hay Layer 2. Đặc biệt, rủi ro khi staking SOL gần như bằng 0.

Polkadot (DOT)

Polkadot là nền tảng blockchain, hay còn là công nghệ đa chuỗi (mult-Chaini) không đồng nhất và có khả năng mở rộng cao. Nền tảng này nổi lên như một đối thủ đáng gờm của ETH. Polkadot cho phép các blockchain kết nối với nhau để chia sẻ dữ liệu và tạo thành một network phi tập trung.

Binance Smart Chain (BNB)

Binance Smart Chain (BSC) là một hệ thống blockchain từ nền tảng giao dịch tiền điện tử Binance. BSC được thiết kế để cung cấp cơ sở hạ tầng hiệu suất cao cho các giao dịch phi tập trung, xây dựng dApps, xây dựng khả năng tương tác giữa các blockchain, hỗ trợ các Hợp đồng thông minh và các sản phẩm DeFi khác.

Ngoài ra, mục đích của Binance là tạo ra một mạng lưới chuỗi chéo (cross-chain network), nơi người dùng có thể hưởng lợi từ thông lượng cao của Binance Chain và mang lại khả năng tương thích hợp đồng thông minh của BSC.

BSC không sử dụng token mới mà vẫn sử dụng luôn đồng Binance Coin (BNB) làm token chính. Đặc biệt, do không có lạm phát, nên phần thưởng khi staking BNB cũng sẽ thấp hơn so với các blockchain khác.

Xu hướng stake trong tương lai

Với sự phát triển của hình thức stake coin trong thị trường tiền điện tử, ngày càng có nhiều các xu hướng stake xuất hiện. Dưới đây là một vài xu hướng nổi bật nhất mà bạn có thể tham khảo.

Staking để cạnh tranh Node, Masternode

Việc cạnh tranh này xảy ra chủ yếu với những người muốn tham gia giữa các vị trí Node hoặc Masternode trong mạng lưới blockchain để có quyền tham gia xử lý và tạo block. Đối với những ai chỉ cần stake vào các node và nhận thưởng thì dễ dàng hơn rất nhiều.

Staking trên ví

Xu hướng này đã bắt đầu phát triển từ cuối năm 2018. Các ví có sẵn lượng user lớn và đồng coin của họ tích trữ trên đó. Thông thường ví sẽ kết hợp với các dự án có staking để cho phép khoá con và stake ngay trên ví. Ví dụ như Ví Cobo, Crypto, Trust Wallet, …

Dịch vụ stake qua bên thứ ba

Đối với xu hướng này, những người sở hữu coin có thể gửi tài sản kỹ thuật số của họ tới staking pool của các bên thứ 3 này. Tại đây, bạn sẽ dùng lượng coin đó để ứng cử thành 1 node trong network blockchain và trả thưởng tương ứng với những người tham gia đóng góp.

Stake trên các sàn giao dịch

Hình thức này rất đơn giản, bạn trade hoặc hold coin trên một sàn giao dịch nào đó hỗ trợ tính năng stake sẽ được tính là tham gia staking và nhận phần thưởng. Lượng coin này vẫn sẽ nằm trong ví trên sàn của bạn và nó không trực tiếp theo giá và quá trình tạo khối hay xác thực giao dịch. Đặc biệt, cách thức này sẽ tạo động lực cho các nhà đầu tư khi vừa có thể tham gia trading, vừa có thể nhận thêm được lượng coin mới mà không cần phải khoá coin trong một khoảng thời gian.

Dự án mở khoá thanh khoản

Nhược điểm của staking là khiến các bạn bị giam vốn trong suốt một khoảng thời gian stake. Vì vậy, có nhiều dự án mở khoá thanh khoản được ra đời để giải quyết tình trạng này. Trong đó, Lido không phải là dự án đầu tiên, nhưng là dự án nổi tiếng nhất với việc hỗ trợ Stake ETH 2.0. Đặc biệt, trong khoảng thời gian gần đây, dự án Stafi mới ra mắt đã giúp hỗ trợ mở khoá thanh khoản cho KSM và DOT, như cách Lido làm với ETH 2.0.

Các câu hỏi thường gặp

Tìm hiểu về staking ở đâu?

Hiện nay, staking đang là hình thức rất phổ biến trên thị trường tiền điện tử. Vì vậy, có rất nhiều kênh thông tin được ra mắt. Tuy nhiên, các bạn nên chọn lọc những trang web uy tín để tìm hiểu. Một số kênh thông tin chất lượng mà các bạn có thể tham khảo như Coinlympus, stakingvietnam.com hay group chat thảo luận của cộng đồng Staking Việt Nam (vietnamstaking), …

Cách so sánh phần thưởng stake coin

Để so sánh phần thưởng stake coin, các bạn có thể truy cập vào website của dự án mà mình muốn stake để tìm hiểu thông tin.

Cấu hình máy cần thiết để stake

Nếu staking thông qua sàn, máy tính hoặc bên thứ ba, không cần thiết phải đầu tư máy tính. Bạn chỉ cần chuyển coin vào các nền tảng này và lock lại là xong. Tuy nhiên, nếu bạn là Node hoặc Masternode, bạn cần phải đầu tư máy tính với VPS riêng mới có thể staking phần thưởng.

Staking Pool

Người có ít coin muốn kiếm lời bằng staking thì làm như thế nào?

Staking pool là một nhóm người nắm giữ coin để hợp nhất các tài nguyên, nhằm tăng cơ hội xác nhận các block và nhận phần thưởng. Từ đó, họ kết hợp sức mạnh của các staking và chia sẻ cho những người đóng góp vào nhóm những phần thưởng tương ứng. Hiện nay, Staking pool còn có thể hiểu rộng hơn là những dự án phi tập trung hỗ trợ staking.

Lời kết

Thông qua bài viết này, Coinlympus đã giới thiệu cho các bạn mọi kiến thức, thông tin quan trọng mà bạn cần biết trước khi tham gia vào hình thức staking coin. Ngoài ra, các hình thức, phương pháp và nền tảng để stake hiệu quả cũng đã được cung cấp đầy đủ và chi tiết. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp ích cho những ai có đam mê với hình thức giao dịch này trong thị trường tiền điện tử. Tất nhiên, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về các dự án trước khi đưa ra các quyết định cuối cùng vì đây là một thị trường có khá nhiều rủi ro tiềm ẩn.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments (No)

Leave a Reply